Chia sẻ tại lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê lần thứ 21 diễn ra ngày 13/4, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA cho biết, cách đây 1 tuần, ông đại diện VINASA tham dự phiên họp của Chính phủ về thúc đẩy ngoại giao kinh tế. Tại phiên họp này, CNTT được xác định là một trong những mũi nhọn, đặc biệt chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn được coi trụ đỡ kinh tế mới để Việt Nam vươn ra nước ngoài. Chính phủ đã giao các Bộ: TT&TT, Ngoại giao, Công Thương nhiệm vụ thúc đẩy để lĩnh vực CNTT vươn ra nước ngoài mạnh mẽ hơn, bên cạnh các lĩnh vực xuất khẩu truyền thống.
“Tôi và các anh chị em ở VINASA đã gặp các doanh nghiệp công nghệ số Việt tại thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc; đã nhìn thấy những sản phẩm đạt giải Sao Khuê bắt đầu xuất hiện ở nước ngoài. Vì vậy, tôi rất mong muốn giải thưởng Sao Khuê sẽ là niềm cảm hứng để các doanh nghiệp ngoài cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong lãnh thổ Việt Nam, còn đưa các sản phẩm công nghệ Make in Viet Nam vươn ra thế giới”, ông Nguyễn Văn Khoa cho hay.
Chủ tịch VINASA cũng nhấn mạnh, toàn thế giới đang chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Chính phủ Việt Nam đã xác định chuyển đổi số, tăng trưởng xanh là 1 trong 2 yếu tố cốt lõi của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Đặc biệt, trong sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, Việt Nam là quốc gia được lựa chọn cho chiến lược phát triển sắp tới, với ưu thế lớn về nhân lực và địa chính trị.
Khẳng định các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn, ông Nguyễn Văn Khoa cũng chỉ rõ: Các doanh nghiệp cần nỗ lực sáng tạo rất lớn, cùng tinh thần và quyết tâm lớn hơn nữa. “Tôi kỳ vọng giải thưởng Sao Khuê trong những năm tới, sẽ cho chúng ta thấy những nền tảng, dịch vụ, giải pháp xuất sắc về bán dẫn, chuyển đổi số xanh, tạo ra một kỳ tích phát triển mới của ngành CNTT, góp phần tạo ra kỳ tích tăng trưởng mới cho Việt Nam”, ông Nguyễn Văn Khoa bày tỏ.
Trong hội nghị chiến lược VINASA 2024 diễn ra hồi cuối tháng 1, tham gia thúc đẩy công nghiệp bán dẫn và chuyển đổi số - chuyển đổi xanh (chuyển đổi số xanh) đã được thống nhất là 2 trong 4 định hướng chính cho các hoạt động của Hiệp hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Nhận thấy công nghiệp bán dẫn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, đặc biệt là trong các công đoạn thiết kế, kiểm thử và hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế, ngay từ đầu năm 2024, VINASA đã quyết định thành lập Ủy ban Phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam trực thuộc Hiệp hội.
Đại diện VINASA lý giải: Việc thành lập Ủy ban này là nhằm tập hợp lực lượng chuyên gia, doanh nghiệp, đối tác cùng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, thông qua các hoạt động như: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Phổ biến các kiến thức và kinh nghiệm; Kết nối hợp tác; Nghiên cứu và phát triển... Qua đó, hình thành lực lượng doanh nghiệp, chuyên gia tham gia vào hệ sinh thái phát triển chip, bán dẫn toàn cầu.
Nhấn mạnh chuyển đổi số xanh là làn sóng tiếp theo có tác động trên quy mô toàn cầu và hướng tới phát triển bền vững, đại diện VINASA cho rằng: Đây là thị trường mới mà các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cần nhận thức và chuyển dịch nhanh chóng để có thể bắt kịp. Mục tiêu đặt ra cho các doanh nghiệp công nghệ số là không chỉ chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp mình mà còn tư vấn chuyển đổi cho khách hàng, đối tác nhằm đáp ứng được nhu cầu, thị trường toàn cầu.
Để thích ứng nhanh với làn sóng chuyển đổi số xanh, ngay trong năm nay, VINASA sẽ lên kế hoạch cụ thể, định hướng đưa ra các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các tiêu chuẩn, hệ thống, sắp xếp các giải pháp và hợp tác để kết nối thành các bộ giải pháp công nghệ giúp chuyển đổi xanh. Từ đó, thúc đẩy chiến lược tăng trưởng kép “Xanh và Số”, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành và đất nước.
Các đường lây của bệnh đau mắt đỏ như tiếp xúc trực tiếp với người mang bệnh. Tiếp xúc gián tiếp như chạm vào những đồ vật của người bệnh như tay nằm cửa, bàn ghế. Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, gối, chậu rửa mặt, dùng chung nguồn nước nhiễm bệnh, tiếp xúc chung nguồn nước với người bị bệnh như ở hồ bơi.
Bác sĩ Cương cho biết những nơi đông người như bệnh viện, nơi công cộng, trường học là môi trường rất dễ khiến bệnh lây lan.
Tại các cơ sở giáo dục hiện nay, trẻ đi học tiếp xúc hay chơi chung với các em khác bị đau mắt đỏ khác, khả năng lây nhiễm sẽ rất cao. Vì vậy, bác sĩ Cương cho rằng gia đình, nhà trường phải thường xuyên vệ sinh tay chân sạch sẽ cho trẻ. Học sinh nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.
Bệnh đau mắt đỏ hầu hết khỏi hoàn toàn trong vòng 1 đến 2 tuần không để lại di chứng. Tuy nhiên, có thể gây ra bội nhiễm, tổn thương giác mạc như viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc chấm nông gây giảm thị lực kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.
Việc phòng bệnh không đúng theo hướng dẫn có thể lây lan thành dịch. Trong trường hợp tự ý điều trị, hoặc điều trị không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng có thể gây mù mắt như loét giác mạc, glôcôm….
Để chủ động phòng chống đau mắt đỏ, nhà trường nên tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền cho học sinh về bệnh đau mắt đỏ như đường lây, biểu hiện. Khi học sinh bị đau mắt đỏ cần nghỉ học. Cha mẹ tuyệt đối không được tự điều trị theo cách truyền miệng, hoặc theo trên mạng như: xông các loại lá trầu không, lá dâu tằm; đắp hành củ; nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ…
Việc điều trị không đúng bệnh, không đúng thuốc sẽ dẫn tới những hậu quả nặng nề, đáng tiếc như mắt trẻ sẽ bị giảm thị lực, viêm loét giác mạc, thậm chí mù lòa…
Đối với học sinh bị đau mắt đỏ, giáo viên cần thông báo với phụ huynh và cho trẻ cách ly tại nhà đến khi khỏi bệnh. Phụ huynh hạn chế cho trẻ ra đường để tránh khói bụi vào mắt.
Các cơ sở giáo dục tuyên truyền hướng dẫn cho trẻ cách vệ sinh mắt như nhỏ nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch, không đưa tay lên dụi mắt, mũi.
Để tránh lây lan và bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi, tại lớp học cần vệ sinh nơi ở đảm bảo sạch sẽ như giặt sạch và phơi khô mọi vật dụng của bé như chăn ga gối bán trú, khăn mặt. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
Bao quanh dòng suối là một rừng cây cổ thụ và những tảng đá rêu phong tạo thành các bậc lên xuống, vừa thuận lợi cho người tắm suối, vừa tạo nên vẻ hoang sơ, thơ mộng.
Do sự kỳ bí của suối Nước Mọc nên có nhiều truyền thuyết dân gian xung quanh dòng suối này. Chuyện kể rằng, ngày xưa ở huyện Con Cuông có động Đào Nguyên nằm sát dòng sông Lam. Ngọc Hoàng thường cho các nàng tiên nữ giáng trần xuống động Đào Nguyên để gặp gỡ những chàng trai tài giỏi ở chốn trần gian. Ngọc Hoàng đã tạo một giếng tiên ở nơi kín đáo này để các nàng tiên hàng ngày đến tắm gội trước khi đến gặp các chàng trai.
Cũng có chuyện rằng, ngày xưa có một cô tiên đi du ngoạn qua đây, thấy suối đẹp nên xuống tắm. Vì thế suối Nước Mọc còn có tên gọi là Rốn cô Tiên.
Theo lời người dân nơi đây, những người con gái Thái nếu thường tắm suối nước Mọc thì da sẽ rất trắng. Nguồn nước nơi đây còn được người dân hàng ngày về sử dụng. Nhờ uống nước Mọc mà da dẻ hồng hào, cơ thể khỏe mạnh, nhiều người tuổi cao vẫn gùi bó lúa băng rừng.
Ông Trần Thanh Bình – Chủ tịch UBND xã Yên Khê (huyện Con Cuông) cho biết, hiện nay, suối nước Mọc Yên Khê trở thành một điểm đến hấp dẫn. Hàng năm, suối Tạ Bó đón hàng chục nghìn du khách. Mỗi ngày, hàng trăm du khách gần xa tìm đến khe Mọc ngâm mình trong dòng suối, ngắm cảnh núi rừng xinh đẹp, thưởng thức những món ăn truyền thống độc đáo và lắng nghe những câu chuyện dân gian của đồng bào dân tộc Thái.
Trường Khuyên
" alt=""/>Suối nước kỳ lạ 'hè mát đông ấm', quanh năm trong xanh ở Nghệ An